Về khoảng cách với các địa danh khác, Sa Pa cách thành phố Lào Cai khoảng gần 40km và cách Hà Nội hơn 370km.
Địa hình, khí hậu Sa Pa
Nằm ở độ cao như trên nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, mát mẻ quanh năm, cả mùa hè, khí trời cũng dịu mát rất lý tưởng.
Sa Pa nằm ở độ cao trên 1500m nên có khí hậu se lạnh (ảnh: internet)Và thường có sương mù giăng kín lối đi (ảnh: internet)
Đặc biệt nhất là, Sa Pa là một trong những nơi có tuyết rơi đẹp tựa châu Âu ngay ở Việt Nam, lần tuyết rơi mạnh nhất từ 3 giờ sáng đến 14 giờ ngày hôm sau, vào năm 1968, khiến độ dày của tuyết lên đến gần 20m!
Một trong những lần tuyết phủ trắng xỏa trên những thửa ruộng bậc thang ở Sa Pa (ảnh: internet)Đây là cảnh tuyết rơi vào mùa đông năm 2016 ở Sa Pa khiến cảnh đẹp như phim (ảnh: FB Dang Thuy Duong)Lạnh lắm luôn ấy! (ảnh: FB Dang Thuy Duong)Nếu không nói ra, làm sao biết, đây là cảnh đẹp ở Việt Nam?! (ảnh: FB Dang Thuy Duong)
Diện tích, dân số Sa Pa
Sa Pa có diện tích khoảng 24.02 ki-lô-mét vuông, dân số: 8.975 người (năm 2009).
Có 6 dân tộc sinh sống ở Sa Pa gồm: Kinh, Dao đỏ, Tày, Giáy, H’Mông, Xã Phó. Hiện nay, ở trung tâm thị trấn đã có nhiều người Kinh sống bằng nghề nông và dịch vụ du lịch.
Sơ lược về lịch sử Sa Pa
Sa Pa được đoàn thám hiểm người Pháp thuộc Sở địa lý Đông Dương khám phá và tìm ra vào năm 1903, khi tiến hành xây dựng bản đồ, tìm hiểu về người dân tộc thiểu số vùng cao. Lúc đó, tên của địa danh này là Sa Pả.
Từ khoảng đầu nửa đầu thế kỷ XX, Sa Pa được người Pháp đầu tư phát triển về du lịch với việc xây dựng khu điều dưỡng, văn phòng du lịch và gần 300 biệt thự tuyệt đẹp. Đặc biệt khi tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai được hoàn thành năm 1920, Sa Pa như là thủ đô mùa hè của Bắc Kỳ thời bấy giờ.
Trải qua bao “đau đớn” trong những cuộc chiến tranh, đến nay, Sa Pa dần hồi phục và từ từ vươn lên, trở là thị trấn du lịch nổi tiếng khắp cả nước với gần 100 khách sạn lớn nhỏ, lượng khách du lịch ngày càng tăng.
Nhất là với địa hình, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời cùng khí hậu mát lạnh, mùa đông có tuyết rơi, Sa Pa là cái tên cực quen thuộc với dân phượt, mê xê dịch, là thiên đường du lịch với tất cả mọi người, với nhiều tên gọi như “thiên đường du lịch mùa đông”, “phố núi mù sương”,…
Sa Pa đầy sương mù trong buối sớm ban mai mùa đông (ảnh: internet)
Thời điểm lý tưởng để đi du lịch Sa Pa
BlogAnChoi sẽ phân tích nét đẹp của Sa Pa theo mùa để các bạn chọn thời điểm lý tưởng nhất theo nhu cầu của mình nhé!
Tháng 9 đến tháng 11: thời điểm lý tưởng bậc nhất, lúc này thời tiết ổn định, ngày nắng dịu, đêm lạnh rất thú vị.
Giữa đến cuối tháng 9: Thời điểm tuyệt vời để săn những bức ảnh vàng rực của mùa lúa chín. Lúc này, trông Sa Pa quyến rũ như nàng tiên áo vàng lấp lánh dưới nắng ban mai.
Sa Pa mùa lúa chín thật tuyệt (ảnh: internet)
Tháng 12 đến tháng 2: trời mùa đông cực lạnh, có khi còn có tuyết rơi. Nếu đi vào mùa xuân khoảng tháng 1, tháng 2 còn có thể ngắm hoa đào nở rất nên thơ.
Tháng 4, tháng 5: Bên cạnh việc săn ảnh ruộng bậc thang cực đẹp, cảnh người dân cấy lúa sống động, thời điểm này, bạn còn có thể thấy nhiều loài hoa đua nở nhìn rất yêu.
Những vật dụng cần chuẩn bị khi du lịch Sa Pa
Trang phục
Sa Pa vốn có không khí lạnh, mát mẻ và nếu đi đúng mùa đông thì càng lạnh hơn. Bạn vẫn ưu tiên các trang phục, phụ kiện giữ ấm như áo khoác, áo dài tay, găng tay, vớ/tất, nút bịt tai, khăn choàng cổ, mũ,…
Trang phục du lịch Sa Pa phải ấm thế này (ảnh: FB Nguyễn Hồi Vũ)
Nên mang theo nhiều kiểu trang phục đẹp để có những bức ảnh kỷ niệm tuyệt vời, nhớ gấp quần áo gọn nhẹ để balo/vali mang được nhiều thứ khác nữa nhé!
Sa Pa bạn cần đi dạo, leo núi nên cần chú ý chọn giày đi lại sao cho vừa đẹp vừa dễ đi, có thể là sandal, boots, sneakers,… Nhớ chọn đôi giày vừa chân để các chuyển động được thoải mái, tránh bị phồng, rộp cho chân.
Dù Sa Pa là vùng núi cao nhưng du lịch ngày càng phát triển nên các dịch vụ cũng có 1 số nơi đắt đỏ. Bạn cần mang theo một khoản tiền vài triệu để sử dụng, nếu sợ mất có thể mang theo thẻ ATM để rút tiền ở thị trấn.
Giấy tờ tùy thân
Đi du lịch ở đâu, hay đôi khi chỉ cần bước ra ngoài thì bạn cũng cần mang giấy tờ. Đi du lịch xa, việc thuê phòng, thuê xe máy chắc chắn sẽ cần giấy chứng minh nhân dân, bằng lái xe.
Bên cạnh đó, cần mang giấy đặt trước dịch vụ, đi xe máy cần mang giấy xe, bảo hiểm xe,…
Bạn nào là học sinh, sinh viên thì mang theo thẻ học sinh, sinh viên để phòng khi cần đến.
Nên mang theo đủ các đồ dùng vệ sinh cá nhân và các loại kem chống muỗi (vùng núi dễ có muỗi), chống nắng (dù nắng nhẹ), kem dưỡng da trời lạnh khô,… Tham khảo các loại kem dưỡng uy tín tại đây
Mang theo thuốc cảm, dầu xanh, bông băng,… vì trời lạnh có thể bị cảm, đề phòng đi lại, leo núi bị xây xát.
Máy ảnh, máy quay – thiết bị công nghệ
Để săn ảnh hay chỉ đơn thuần là muốn mang ảnh “sống ảo” về khoe với bạn bè, bạn cần mang theo smartphone, máy ảnh/máy quay, chân máy chụp ảnh (nếu có), cáp sạc, pin sạc dự phòng, thẻ nhớ còn nhiều dung lượng,…
Mang theo smartphone để có những bức ảnh đẹp (ảnh: FB John Nguyen)
Nếu không đi du lịch theo tour mà bạn đang phượt hay du lịch tự túc thì cần một tấm bản đồ để di chuyển thuận tiện, tránh lạc đường nhé.
Đồ ăn nhẹ
Du lịch Sa Pa phải đi bộ nhiều, bạn sẽ dễ mất năng lượng nên cần mang đồ ăn nhẹ như lương khô, bánh kẹo,… Nhất là khi vào trong bản, bạn có thể tặng các em nhỏ người dân tộc vài viên kẹo để làm quen, chụp ảnh cùng chúng, sẽ rất thú vị đấy! Tham khảo mua snack, bánh kẹo, đồ ăn vặt dọc đường ở đây nha!
Cách đi, phương tiện di chuyển đến Sa Pa
Đi bằng xe khách
Từ Hà Nội, có rất nhiều tuyến xe để di chuyển đi Sa Pa tại 2 bến chính là bến xe Mỹ Đình và bến xe Giáp Bát. Hoặc có thể đặt vé ở các hãng xe khách Sao Việt, Việt Bus, Queen Cafe,… với giá dao động khoảng 200.000 – 250.000 đồng/lượt, đi mất khoảng 6 giờ đến 8 giờ di chuyển.
Để an toàn nhất thì bạn nên đến bến xe và hỏi xe đi Sa Pa, hoặc đặt vé ở chỗ tin cậy như văn phòng của các hãng xe, đừng đón xe ở dọc đường hay nghe lời chào mời của người lạ sẽ bị nhầm “xe ma”, phí đắt mà không đảm bảo.
Xe khách sẽ đón bạn ở văn phòng của hãng ở Hà Nội, rồi trả bạn ở văn phòng của hãng ở Sa Pa hoặc bến xe Sa Pa, tùy hãng xe. Bạn nên hỏi kỹ với nhà xe trước về địa chỉ để xem nhà xe nào gần với khách sạn/homestay của bạn ở Sa Pa giúp việc di chuyển dễ dàng hơn.
Vài thông tin về các hãng xe có thể bạn cần
Thông tin dưới đây gồm tên, giá vé và địa chỉ văn phòng của hãng xe:
Xe Queen Cafe Open Bus:
Từ Hà Nội đi Sa Pa: khoảng 220.000 – 250.000 đồng/vé, có 2 chuyến/ngày, xuất phát lúc 7h00 & 22h00 tại 208 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm. Xe có đón khách tại Phố Cổ, cổng Đại học Ngoại Ngữ và ngã tư Sân bay Nội Bài.
Sapa – Hà Nội: khoảng 220.000 – 250.000 đồng/vé, 04 chuyến/ngày xuất phát lúc 08h00, 13h30, 16h00 và 22h00 tại 72 Ngũ Chỉ Sơn – Thị Trấn Sapa (chuyến 13h30 chỉ chạy Thứ 7, CN hàng tuần).
Xe khách Sao Việt:
Giá vé: khoảng hơn 200.000 đồng/lượt
Địa chỉ:
Lào Cai: 333B phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Điện thoại: 020.3689 689;
Hà Nội: Phía Nam: 789 Đường Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội, Điện thoại: (04)37.638.638 – 04.36.686.358, Phía Bắc: Số 7 Phạm Văn Đồng (Chân cầu vượt Xuân Thủy), Điện thoại: 0437.687.687 – 04.37.921.266
Xe khách Việt Bus
Giá vé khoảng 230.000 đồng/lượt
Địa chỉ ở Hà Nội: 284 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 043 627 2727, Sapa: số 1 Ngũ Chỉ Sơn Sapa. Số điện thoại: 0203 887 733.
Đi bằng tàu hỏa
Ngoài xe khách, bạn có thể đi bằng tàu hỏa lên Lào Cai. Dù hiện nay, người ta không chọn đi đường sắt nhiều như đường bộ nhưng bạn nào cần trải nghiệm thì BlogAnChoi cung cấp một số thông tin sau.
Giá cả: Tùy theo loại ghế, ghế ngồi cứng/mềm, giường nằm cứng/mềm, ở tầng 1 hay tầng 2, có điều hòa hay không mà giá khoảng từ 150.000 – 525.000 đồng/ghế/lượt đi.
Nếu đi tàu nhanh, các bạn chọn các chuyến tàu SP1, SP2, SP3, SP4, SP5, SP6, SP7, 2P8 với giờ khởi hành khoảng 21h – 22h00, mất khoảng 8 giờ để đến Lào Cai.
Lưu ý khi di chuyển bằng tàu hỏa
Tàu hỏa chỉ đi từ Hà Nội đến Lào Cai, từ Lào Cai bạn phải đi xe để đến Sa Pa, quãng đường khoảng hơn 30km trong 1 giờ đồng hồ tùy phương tiện di chuyển.
Tàu từ Hà Nội đi Sa Pa thì dễ săn chứ chiều ngược lại thường khó hơn, bạn cần ra kế hoạch trước để đặt vé đi thuận tiện.
Bạn nào ở TPHCM hay các tỉnh khác thì đi bằng máy bay hoặc xe khách để đến Hà Nội rồi đón xe khách/tàu hỏa để lên Sa Pa nhé!
Nếu ở TPHCM, đi máy bay ra Hà Nội thì giá khoảng 1.700.000 đồng/vé khứ hồi, nếu săn được vé rẻ sẽ nằm khoảng 1.200.000 đồng/vé khứ hồi thôi. Bạn có thể săn vé máy bay giá rẻ tại đây
Kinh nghiệm đặt vé máy bay có thể có ích cho bạn qua bài viết:
Có nhiều cách di chuyển trong Sa Pa, tùy theo nhu cầu mà các bạn lựa chọn.
Thuê xe máy
Một phương án quen thuộc là đây. Với giá từ khoảng 100.000 – 180.000 đồng/ngày, bạn có thể dùng xe máy để rong ruổi khắp Sa Pa, cần thế chấp giấy chứng minh và xuất trình bằng lái xe cho chủ xe.
Lưu ý là, thuê xe ở Sa Pa được tính trong ngày từ 7h sáng đến 19h00 (tức 7h tối), có thể thay đổi giờ giấc tùy theo thỏa thuận. Bạn có thể thuê xe tại nơi bạn lưu trú, ở các khách sạn, homestay có rất nhiều dịch vụ này.
Thuê xe máy đưa nhau đi khắp Sa Pa (ảnh: FB John Nguyen)
Đi taxi
Ở Sa Pa có nhiều hãng xe taxi, bạn có thể tùy chọn, có thể gọi điện thoại hỏi giá trước với thông tin gợi ý trong ảnh dưới đây.
Tham khảo thông tin đi taxi trong Sa Pa (ảnh: internet)
Thuê xe ôm hoặc ô tô riêng
Một lựa chọn khác là bạn hãy thỏa thuận với một bác xe ôm hay nếu đi theo team thì thuê cả ô tô riêng để đi trong Sa Pa.
Nếu đi xe ôm thì khoảng 150.000 đồng cho 3 – 5 địa điểm du lịch nổi tiếng không quá xa nhau. Còn xe ô tô riêng thì giá nằm khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày tùy xe từ 4 – 29 chỗ. Đi theo team chọn phương án thuê xe sẽ phù hợp với túi tiền hơn.
Khách sạn, nhà nghỉ, homestay tốt nhất ở Sa Pa
Resort đẹp và tốt nhất tại Sa Pa
1. Resort hồ bơi tràn bờ ở Sa Pa: Topas Ecolodge Resort
Đến Sa Pa, nếu có điều kiện kinh tế khá giả, đừng bỏ lỡ resort với hồ bơi tràn bờ cùng view đẹp “thần sầu” ở resort Topas Ecolodge. Dân du lịch dường như đã, đang và sẽ phát sốt với những thước ảnh hồ bơi đẹp quên lối về ở đây.
Topas Ecolodge Resort nhìn từ trên cao (ảnh: internet)Hồ bơi tràn núi siêu ảo ở resort này (ảnh: internet)Phòng ngủ thì đẹp miễn chê (ảnh: internet)Đúng là căn phòng tiền triệu mà! (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Booking.com: 8.6 /10 trong 119 người đánh giá.
Đánh giá của khách hàng trên Google: 8.6/10 trong 105 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 3.760.000 đồng/phòng 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn/phòng/đêm, cao nhất khoảng 6.290.000 đồng/phòng cực lớn 56 mét vuông 1 giường đôi /đêm.
Một resort lộng lẫy, đẹp mỹ miều cùng dịch vụ chất lượng đang chờ bạn ở vùng núi xa xôi là đây Sapa Highland Resort & Spa – còn có tên là Khu nghỉ dưỡng Cao Nguyên.
Sapa Highland Resort & Spa còn có tên là Khu nghỉ dưỡng Cao Nguyên (ảnh: internet)Phòng ốc hiện đại (ảnh: internet)Phòng dành cho tổng thống, giá trên 10 triệu/đêm! (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 9/10 trong 71 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 1.900.000đồng/phòng 1 giường lớn và 2 giường đơn/phòng/đêm, cao nhất khoảng 4.941.000 đồng/phòng cực rộng có ban công view đẹp/đêm.
Nằm gần trung tâm cùng nội thất sang trọng, phòng nghỉ lịch sự, đây là gợi ý cho những ai có kinh tế khá giả và muốn di chuyển thuận tiện trong thị trấn du lịch xinh xắn này.
Khách sạn U Sapa lộng lẫy (ảnh: internet)Phòng ngủ tiện nghi đầy đủ của Khách sạn U Sapa (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên: 8.2/10 trong 88 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 1.844.000 đồng/phòng 1 giường đôi hoặc 2 giường đơn/phòng/đêm, cao nhất khoảng 3.406.000 đồng/phòng cao cấp 2 giường đôi lớn/đêm.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 617.000 đồng/phòng 2 giường đơn hoặc 1 giường đôi/đêm, cao nhất khoảng 2.117.000 đồng/2 phòng gia đình có cửa thông qua nhau, có 2 giường đơn và 1 giường đôi lớn/đêm.
5. TubOtel Sapa – khách sạn tổ ong độc lạ, cực hút khách ở Sa Pa
Đây là địa chỉ lưu trú dạng tổ ong cực độc đáo và xinh xắn, hút rất nhiều dân phượt hay du lịch bụi đến đây mà giá cực kỳ bình dân chứ không xa xỉ như các địa chỉ trên. Nhân viên cũng rất nhiệt tình, vui vẻ, chu đáo sẽ mang đến cho bạn kỳ nghỉ rất tuyệt vời.
TubOtel Sapa – nhà nghỉ tổ ong độc lạ (ảnh: internet)Phòng nghỉ trong tổ ong dù nhỏ nhưng rất sang, rất ấm nha! (ảnh: internet)TubOtel có ngàn góc sống ảo (ảnh: FB John Nguyen)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 9.2/10 trong 23 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 500.000 đồng/phòng dạng ống cho 2 người/đêm, cao nhất khoảng 650.000 đồng/phòng VIP/đêm.
6. Go Sapa Hostel
Đây là hostel có phòng ốc ổn mà giá bình dân, được nhắc nhiều khi du lịch Sa Pa, nếu bạn đi theo team ở phòng dorm càng tiết kiệm, mỗi người chỉ tốn không đến 150.000 đồng!
Go Sapa Hostel (ảnh: internet)Phòng dorm ở Go Sapa Hostel (ảnh: internet)Phòng giường đơn, giường đôi ở đây (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 8.6/10 trong 47 người đánh giá.
Đánh giá của khách hàng trên Booking.com: 8/10 trong 322 người đánh giá.
Với thiết kế nhà gỗ ấn tượng và view đẹp “ngút trời”, VietTrekking Home được đông đảo dân phượt nhắc đến, đến Sa Pa họ thường check in homestay này, chỗ nghỉ vừa đẹp mà giá cũng rất ổn.
VietTrekking Home Sa Pa (ảnh: internet)Phòng dorm ở đây, khá sáng sủa nhỉ! (ảnh: internet)Team “so deep” ở homestay này (ảnh: FB Nguyễn Hồi Vũ)Nhìn cảnh núi non tuyệt đẹp vào buổi sáng ở homestay thật thích! (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Facebook: 9.8/10 trong 243 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng 100.000 đồng/ phòng tập thể giường tầng/người/đêm, cao nhất khoảng cao nhất khoảng 1.600.000 đồng/phòng 2 giường đôi /đêm. Chú ý: giá cả ngày lễ tết có thể tăng gần gấp đôi.
2. Eco Palms House
Nằm giữa những nấc ruộng bậc thang đẹp như mộng, homestay này cũng sở hữu vẻ đẹp mộc mạc, đơn giản mà cũng cực thu hút.
Eco Palms House (ảnh: internet)Phòng tập thể ở Eco Palms House (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 9.2/10 trong 36 người đánh giá.
Đánh giá của khách hàng trên Booking.com: 9/10 trong 285 người đánh giá.
Giá phòng: Thấp nhất: khoảng400.00 đồng/1 giường trong phòng tập thể/đêm, cao nhất khoảng 3.180.000 đồng/phòng 1 giường đôi lớn, phòng rộng, view đẹp/đêm.
Mang một vẻ đẹp “tình tứ” của vùng núi khác nữa, Phơri’s house chắc chắn sẽ đốn tim bạn ngay từ cái nhìn đầu tiên với view rừng núi quen thuộc và cả phòng ốc, nội thất làm từ chất liệu gỗ trông chất vô cùng.
Phơri’s house một buối sáng mù sương (ảnh: internet)Phòng cực xinh (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 8.4/10 trong 17 người đánh giá.
Đánh giá của khách hàng trên Booking.com: 8.0/10 trong 17 người đánh giá.
Đến Sa Pa hầu như chưa ai chưa check in khu nhà thờ nổi tiếng này. Được người Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, nhà thờ là một dấu ấn kiến trúc độc đáo của phương Tây thời trước còn sót lại tạo nên điểm nhấn độc đáo cho thị trấn vùng cao. Đường đi Nhà thờ đá Sa Pa tại đây
Nhà thờ đá với kiến trúc đậm chất Tây (ảnh: FB Nguyễn Hồi Vũ)
Núi Hàm Rồng
Nằm ở trung tâm, khi đứng trên núi, bạn sẽ “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”, với xa xa là Thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn, những nấc thang lúa đẹp mướt trời, mây giăng kín lối, cảnh tựa bồng lai. Định vị khu vực đường lên núi Hàm Rồng tại đây
Một góc rên núi Hàm Rồng (ảnh: FB Dũng Anh)
Giá vé: 70.000 đồng/người
Gợi ý hành trình tham quan núi Hàm Rồng từ anh Nguyễn Đạo, một hướng dẫn viên tự do ở Sa Pa:
Khi mua vé vào núi Hàm Rồng, lưu ý là điểm bán vé ở ngay dưới chân núi nên mọi người mua vé trước rồi sau đó leo lên núi. Nhiều người không để ý điểm bán vé rồi leo tới chỗ soát vé lại leo bộ xuống mua vé.
Quãng đường từ điểm bán vé tới vườn hoa trung tâm vào khoảng 600m, cung đường này leo tương đối mệt, nhưng không sao cả vì leo tới khu vực vườn hoa trung tâm mọi người mới chiêm ngưỡng một ít cảnh đẹp ở đây thôi, còn nhiều cảnh đẹp khác.
Điểm đến đầu tiên theo hướng đi lên là khu Vườn Lan cổ cực đẹp nằm phía bên tay phải đường, kế đến là khu vườn tượng 12 con Giáp.
Điểm đến tiếp theo chính là khu vực vườn hoa trung tâm, nơi đây mọi người có thể check in với chữ Sa Pa được trồng bằng hoa. Đi tiếp tầm 200m rẽ bên tay trái là cổng trời.
Đi qua cổng trời khoảng 100m, mọi người rẽ trái để đi ra khu vực sân mây – nơi mà xứng đáng nhất để mất 70.000 đồng tiền vé. Ở đây, bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của thị trấn mờ sương. Nếu vào những ngày có biển mây ở khu vực thung lũng Mường Hoa thì chắc hẳn bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời.
Sau khi tham quan sân mây, bạn tiếp tục rẽ trái qua khu vực vườn hoa bốn mùa để chụp ảnh cũng như tìm hiểu về sự tích núi hàm Rồng. Chùa Hàm Long cách đó tầm 1km theo đường đi bộ, là nơi dành cho bạn nào muốn đi chùa.
Vườn hoa ở Hàm Rồng xinh đẹp (ảnh: FB Quỳnh Vân)
Trên dọc đường đi có vài địa điểm ăn uống, nhưng giá khá cao nên khi đi Hàm Rồng, bạn nên cho mình 1 chai nước để không bị khát nước khi đi.
Nếu trời nắng mọi người có thể ở lại để ngắm hoàng hôn ở sân mây, còn không thì có thể xuống núi luôn. Tổng thời gian đi Hàm Rồng khoảng 2 tiếng rưỡi, nếu ai đi chậm thì có thể kéo dài thời gian hơn.
Từ trên cao nhìn xuống cảnh non núi nghìn trùng (ảnh: FB Quỳnh Vân)
Dưới đây là những bản, thung lũng xinh đẹp bạn nên ghé qua, cùng BlogAnChoi điểm qua nhé!
Bản Cát Cát
Từ một thôn bản chưa ai biết, cách trung tâm khoảng 2km, bản Cát Cát với cảnh đẹp hữu tình của vùng miền cao đã được nâng lên thành Khu du lịch Cát Cát, phục vụ du khách với nhiều cảnh đẹp hơn như xích đu, bánh xe nước đậm chất miền núi,… Định vị bản Cát Cát tại đây
Khu du lịch Cát Cát (ảnh: FB Quỳnh Vân)
Ở đây còn có cả dịch vụ thuê trang phục người dân tộc để chụp ảnh kỷ niệm.
Trang phục dân tộc ở Cát Cát dùng cho khách thuê (ảnh: FB John Nguyen)Thuê 1 bộ và tha hồ diễn (ảnh: FB John Nguyen)Mặc đồ dân tộc và “so deep” ở bản (ảnh: FB Quỳnh Vân)Chụp một tấm nào! (ảnh: FB John Nguyen)Người dân trữ ngô khô trong nhà ở Cát Cát (ảnh: FB John Nguyen)
Bản Cát Cát hiện rất hút khách check in, bạn chú ý một số thông tin và lưu ý sau:
Giá vévào Khu du lịch Cát Cát: 70.000 đồng/người.
Thuê trang phục dân tộc: khoảng 50.000 đồng/bộ, nếu thuê nhiều thì trả giá xuống 40.000 đồng/bộ vẫn được nhé. Lưu ý nên thuê ở đầu bản vì mẫu mã đa dạng.
Không cho tiền trẻ em ở đây và không nghe lời chèo kéo của những người chào mời mua vòng bạc. Vì có người bị hét giá 100.000 đồng/vòng mà trả giá xuống 30.000 đồng cũng bán!
Đến cuối bản, bạn có thể thuê xe ôm hay taxi để về thị trấn, khoảng 100.000 đồng/lượt, xe ôm khoảng 40.000 đồng/lượt.
Còn ai có gửi xe ở đầu bản thì chịu khó đi bộ ngược lên để lấy xe, nếu không thì đi xe ôm từ cuối đến đầu bản với giá khoảng 10.000 đồng/người.
Bản Sín Chải
Cách trung tâm khoảng 4km, đây là bản còn giữ được nét đẹp hoang sơ, thuần khiết. Sín Chải là nơi sinh sống của người Mông đen. Họ trồng lúa, ngô, thảo quả để sinh sống – đó cũng là những hình ảnh đẹp bạn nên “bắt” được khi đến đây.
Cảnh đẹp ở bản Sín Chải (ảnh: Instagram btgolder)
Bản Tả Van
Xa trung tâm khoảng 8km, đi theo quốc lộ 4D theo hướng đông nam, Tả Van là bản của người Giáy. Bạn có thể chụp các cánh đồng lúa, ngô xanh mát và tìm hiểu phong tục, cách sống của người Giáy tại Tả Van.
Tả Van với cảnh đẹp hữu tình (ảnh: FB Quỳnh Vân)
Đặc biệt, ở đây còn có chiếc Cầu Mây – một khung cảnh quen thuộc trong các bức ảnh “sống ảo” ở Sa Pa, chỉ để phục vụ du lịch. Cầu hơi khó đi nhưng rất nhiều bạn trẻ yêu thích check in vì view rất đẹp.
Chiếc Cầu Mây – địa điểm chụp ảnh đẹp ở Sa Pa(ảnh: FB Quỳnh Vân)Cầu hơi khó đi nhưng vì muốn có ảnh đẹp mà các nàng vẫn cứ “bước đi thong thả” (ảnh: Instagram le_tthuy)
Thông tin khi tham quan ở bản Tả Van:
Giá vé vào Tả Van: 70.000 đồng/người, có khi thu vé có khi không.
Giá vé chụp ảnh trên Cầu Mây: 5.000 đồng/người.
Bản Tả Phìn
Không như Cát Cát, bản Tả Phìn yên bình với cảnh thiên nhiên xanh mướt một màu, nơi mang trong mình những nét văn hóa đậm bản sắc dân tộc người Dao đỏ khi ngày ngày vẫn diễn ra nghề dệt thổ cẩm để mưu sinh.
Một góc Tả Phìn (ảnh: FB John Nguyen)Nhà người dân tộc ở Tả Phìn (ảnh: Instagram trang1993)Chụp ảnh cùng trẻ em người dân tộc trong bản cũng là một trải nghiệm đáng nhớ (ảnh: FB John Nguyen)
Ở bản Tả Phìn, trải nghiệm độc đáo nên có được là tắm thuốc của người Dao đỏ, giá khoảng 130.000 đồng/người.
Những thùng thuốc dùng để tắm của người Dao đỏ (ảnh: FB John Nguyen)
Không chỉ vậy, bạn có thể tìm đến hang động Tả Phìn với nhiều nhũ đá hình thù kỳ lạ sẽ làm bạn thích thú, có thể nhờ người dân tộc soi đèn cho đi, cho họ khoảng 20.000 đồng để vui vẻ hơn.
Bãi đá cổ Sa Pa, Thung lũng Mường Hoa
Thung lũng Mường Hoa – nằm cách trung tâm khoảng 8km về phía đông nam ở xã Hầu Thào – có những bãi đá cổ cực kỳ độc đáo, gọi là bãi đá cổ Sa Pa.
Bãi đá cổ bí ẩn ở Mường Hoa (ảnh: Instagram ahmedfawazy12)Thung lũng Mường Hoa xinh đẹp (ảnh: Instagram thuydung16)
Bạn sẽ thấy giữa những thửa ruộng bậc thang nối dài là những tảng đá sa thạch có những ký tự, hình vẽ lạ mà chưa ai xác định được nguồn gốc xa xưa của chúng. Đây cũng là di tích quốc gia, là di sản của người Việt cổ xưa rất đáng giữ gìn.
Riêng nói về Mường Hoa, bên cạnh các nấc thang đẹp mộc mạc, ban có thể đến các con suối mát trải dài qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và điểm dừng nằm ở Bản Hồ, thăm thung lũng hoa hồng,… cảnh như cổ tích luôn đấy! Đường đi Thung lũng Mường Hoa tại đây
Thung lũng hoa hồng ở Mường Hoa (ảnh: Instagram sir_le)
Thật tự hào khi Fansipan – cách trung tâm khoảng 9km về phía tây nam, là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương, với độ cao 3.143m ở dãy núi Hoàng Liên Sơn. Khách đến Sa Pa không thể bỏ qua địa điểm nổi tiếng này.
Fansipan – nóc nhà Đông Dương đáng tự hào của Việt Nam (ảnh: FB Nguyễn Hồi Vũ)
Leo núi: Bạn có thể đi theo tour của các công ty, dịch vụ du lịch hoặc đi theo hướng dẫn viên người bản địa để có chuyến đi an toàn. Thường hướng dẫn viên sẽ là người Mông, Dao.
Ga cáp treo cũng đủ để dân tình sống ảo rồi… (ảnh: FB John Nguyen)Ở dưới đất, chuẩn bị vào sảnh ở ga cáp treo cũng có chỗ để sống ảo (ảnh: FB John Nguyen)… đến trạm đầu tiên, ở trạm này phải đi 600 bậc nữa mới đến đỉnh núi, nơi đây cũng rất đẹp (ảnh: FB Quỳnh Vân)Chưa đến đỉnh núi mà đã đẹp thế rồi! (ảnh: FB Quỳnh Vân)Ở trạm nghỉ chân một chút, chuẩn bị lên đỉnh Fansipan thôi! (ảnh: FB John Nguyen)Và đây là đỉnh Fansipan huyền thoại của Sa Pa đây, tha hồ có những tấm ảnh đẹp nhé các bạn! (ảnh: John Nguyen)Sung sướng khi đến đỉnh Fansipan (ảnh: FB Quỳnh Vân)Đây cũng có “cổng trời” mà bạn sẽ biết nhiều cổng trời nữa ở Sa Pa trong phần tiếp theo của bài viết (ảnh: John Nguyen)
Vài chú ý khi chinh phục đỉnh Fansipan:
Từ thị trấn đến ga cáp treo Fansipan, bạn có thể thuê xe ôm (khoảng 50.000 đồng/lượt) hay taxi tầm 200.000 đồng/cả đi và về) nếu không thuê xe máy.
Giá cáp treo 600.000 đồng là đi từ ga đến trạm số 1 mất khoảng 20 phút và chưa đến đỉnh nhé các bạn. Để lên đỉnh, bạn phải leo lên 600 bậc nữa. Đường leo 600 bậc khá dễ đi, cứ mệt thì nghỉ. Nhưng bạn nào muốn đi bằng xe lửa lên đỉnh thì khoảng 100.000 đồng/chuyến nữa nhé.
Thác Bạc – Thác Tình Yêu
Ai là “tín đồ” của các dòng thác hùng vĩ thì đừng bỏ qua Thác Bạc ở Sa Pa trên đường đi Lai Châu, cách trung tâm khoảng 11km về phía tây. Đường đi Khu du lịch Thác Bạc tại đây
Thác Bạc đổ từ trên cao xuống (ảnh: Instagram giuademdong)
Đây là dòng thác đổ từ độ cao khoảng hơn 100m xuống dòng suối ở thung lũng Ô Quy Hồ cực tráng lệ. Nhưng nếu vào mùa khô thì thác sẽ ít nước hơn, nếu muốn chiêm ngưỡng thì nên đi mùa mưa nha các bạn.
Thông tin khi tham quan Thác Bạc:
Giá vé vào Thác Bạc: 20.000 đồng/người
Gần đó có Khu du lịch Suối Vàng và Thác Tình Yêu, giá vé khoảng 70.000 đồng/người.
Thác Tình Yêu thơ mộng (ảnh: FB Quỳnh Vân)Chiếc cầu nhỏ bắc qua suối bên dòng thác đẹp lý tưởng (ảnh: Instagram trangtrang193)
Cổng trời ở Thác Bạc
Từ Thác Bạc, đi thêm khoảng 3km là đến nơi mà bạn có thể ngắm Lai Châu xinh đẹp và đỉnh Fansipan đồ sộ, dưới là vực sâu hun hút, cảnh đúng là hoang sơ, hùng vĩ, hữu tình. Có thể gọi đây là cổng trời ở Thác Bạc.
Đường lên Cổng Trời khá ngoằn ngoèo, lượn lờ như con rắn ôm lấy con đèo tên là Trạm Tôn. Tuy nhiên, vẫn còn một cổng trời nữa.
Đỉnh Ô Quy Hồ – Cổng trời ở Ô Quy Hồ
Nằm trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, đến Sa Pa mà không ngắm cảnh ở đỉnh Ô Quy Hồ thì tiếc đến chết được! Đỉnh đèo Ô Quy Hồ là Cổng trời khác nữa khá nổi tiếng ở Sa Pa.
Check in Cổng trời ở đỉnh Ô Quy Hồ (ảnh: Instagram vtduong)Nếu nói rằng đang check in ở châu Âu hay nước nào đó không phải Việt Nam thì cũng dễ có nhiều người tin nhỉ? (ảnh: FB John Nguyen)
Cũng nằm trên đường đi Lai Châu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng đặc sản con đường nối Lào Cai và Lai Châu tuyệt vời cùng dãy Hoàng Liên Sơn tráng lệ ở Cổng trời này, tiện thể làm vài tấm ảnh “so deep” trên đỉnh đèo để còn khoe với bạn bè đi nào! Đường đi đèo Ô Quy Hồ tại đây
Hang Tiên
Là một Hạ Long thu nhỏ trên dòng sông Chảy, có hai bờ vách thành dựng đứng độc đáo, Hang Tiên là nơi mà nhiều du khách đến tham quan, tắm suối Tiên để cầu mong phước lành, phú quý cho mình.
Hang Tiên huyền bí (ảnh: internet)
Bạn có thể đi từ trung tâm xã Bảo Nhai, đi thuyền trên sông Chảy khoảng 6km để đến đoạn sông thắt lại, đó cũng chính là Hang Tiên.
Vào Cốc San, bạn sẽ trầm trồ trước hệ thống hang động và thác nước đa dạng ở đây. Dường như mỗi con thác đều có một hang động kỳ bí, rất kích thích những tâm hồn ham mê khám phá vẻ đẹp độc lạ, thần bí của mẹ thiên nhiên.
Đường đi khá khó khăn, hơi tối và bị chắn bởi vài tảng đá, bạn nào đi thì nên cẩn thận nhé.
Chợ phiên Bắc Hà
Nếu muốn trải nghiệm chợ phiên vùng cao thì bạn có thể đến đây. Nhưng chợ chỉ họp vào chủ nhật, là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa của dân tộc thiểu số. Họ trao đổi các mặt hạng chủ yếu như quần áo, đồ dùng trong nhà. Đường đi chợ Bắc Hà tại đây
Chợ phiên Bắc Hà (ảnh: internet)
Các quán cafe đẹp nên ghé qua ở Sa Pa
Sở hữu khung cảnh hùng vĩ, thiên nhiên đẹp không thua kém trời Tây nên Sa Pa cũng không thiếu những quán café đẹp để bạn có thể vừa nhâm nhi café, ăn điểm tâm/ăn tối vừa ngắm cảnh và còn cho ra đời những bức ảnh chất lừ nữa.
1. Haven Coffee Sapa, đạt điểm 8/10 trong 55 người đánh giá trên Google, view núi đẹp chất ngất, nằm ở đường Fansipan, Sa Pa, nên ghé trước khi vào bản Cát Cát, mở cửa từ 7h00 đến 22h, giá thức uống tầm 30.000 – 40.000 đồng/phần, đồ ăn khoảng 80.000 – 100.000 đồng/phần.
View đẹp ở Haven Coffee (ảnh: FB John Nguyen)Cảnh đẹp như trời Tây (ảnh: FB John Nguyen)Tận hưởng thức uống ngon và ngắm cảnh đẹp, thật tuyệt! (ảnh: FB John Nguyen)
2.Fansipan Terrace Café & Homestay, đạt điểm 8.4/10 trong 100 người đánh giá trên Google, vừa là café vừa là homestay, cũng ở đường Fansipan, Sa Pa, mở cửa từ 7h00 – 22h00
Fansipan Terrace Café cũng có view núi rất đẹp (ảnh: internet)
3. Gem Valley, đạt điểm 8.4/10 trong 63 người đánh giá trên Google, view núi khá đẹp như Haven Coffee, nằm ở bản Cát Cát, Sa Pa, mở cửa từ 7h00 – 21h00.
4. Viet Emotion Sa Pa Coffee and Restaurant, đạt điểm 8.6/10 trong 146 người đánh giá trên Google, mặc dù không có view núi nhưng cách decord khá xinh xắn, dễ thương, nằm ở số 27 phố Cầu Mây, Sa Pa, giờ mở cửa từ 7h30 đến 23h30.
5. H’mong Sister, đạt điểm 9.6/10 trong 31 người đánh giá trên Google, là một quán bar nhỏ, bạn có thể nhấm nháp chút bia bọt ở đây vào buổi tối, có thể mang theo đồ ăn vào mà không có phụ phí. Quán nằm ở số 31, đường Mường Hoa, Sa Pa, mở cửa từ 16h00 – 22h00.
Nhấm nháp chút bia bọt ở H’mong Sister (ảnh: FB John Nguyen)
Cùng nhìn lại tổng thể những cảnh đẹp ở Sa Pa qua video clip của bạn John Nguyen gửi cho BlogAnChoi dưới đây nhé!
Các lễ hội nổi bật ở Sa Pa
Lễ Tết nhảy
Nếu du lịch Sa Pa vào dịp tết âm lịch, cụ thể là mùng 1 hoặc mùng 2 thì bạn sẽ được chiêm ngưỡng Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van.
Chủ đề, nội dung chính của lễ hội này là cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”.
Lễ tết nhảy (ảnh: internet)
Đặc biệt, lễ hội được chuẩn bị khá công phu và trình diễn 14 điệu múa của những nam thanh niên được chọn, hay các nghi lễ của thầy cúng thực hiện,…
Hội Gầu Tào của người Mông
Đây là lễ hội của người Mông khá quan trọng nằm mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh, thường cũng diễn ra vào những ngày đầu năm.
Trong lễ cầu phúc, một gia chủ nào bị hiếm muộn, thưa con hoặc sinh con nhiều thì sẽ nhờ thấy cúng xin mở hội Gầu Tào để mong có con/không sinh con nữa.
Còn với lễ cầu mệnh, ai thường đau ốm, có con yếu ớt, bị chết, mùa màng mất mát, vật nuôi cũng tàn dần thì nhờ thầy mở hội để xóa hết xui xẻo đó.
Không dừng lại ở đó, lễ Gầu Tào còn diễn ra các hoạt đông văn hóa sôi nổi như múa, nhảy, trò chơi dân gian,…, là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng gắn với đời sống tinh thần của người Mông.
Năm 2012, Lễ hội Gầu Tào đã được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Cùng xem lễ hội Gầu Tào qua video dưới đây nhé!
Lễ hội Xuống đồng Sa Pa – Lào Cai
Khai hội vào sáng vào mồng 8 tết hằng năm, đây là lễ hội của dân tộc Tày, Dao ở xã Bản Hồ, Sa Pa.
Lễ xuống đồng ở Sa Pa (ảnh: internet)
Lễ hội khá sôi nổi với các tục rước đất, rước đèn đến lễ cúng, các điệu múa, tiết mục văn nghệ của người dân tộc đầy đủ sắc màu và âm thanh lạ tai.
Đặc biệt nhất là màn xòe mà không chỉ “diễn viên múa” mà cả khách cũng có thể tham gia. Sau màn xòe là các trò chơi dân gian thú vị như kéo co, ném còn, đẩy gậy,… khiến ai tham gia cũng vừa mệt vừa vui, nhớ mãi lễ hội truyền thống tuyệt vời này.
Hội Roóng Poọc xuống đồng của người Giáy
Diễn ra ở bản Tả Van vào ngày Thìn giáng Giêng âm lịch, đây là lễ hội nổi bật của người Giáy. Mục đích của lễ hội là để cầu mong mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cảnh vật yên bình.
Một trò chơi dân gian thú vị ở Lễ hội Roóng Poọc (ảnh: internet)
Qua nhiều năm tháng, nó đã trờ thành lễ hội chung của cả Thung Lũng Mường Hoa. Nếu đi trúng ngày lễ, bạn có thể thấy ngoài nghi lễ độc đáo còn có các trò chơi dân gian, mua nhảy, trống chiên xập xình rất sinh động.
Ăn uống khi du lịch Sa Pa
Các quán ăn nổi tiếng ở Sa Pa
1. Nhà hàng cơm Hoa Đào
Nghe tên thì bạn cũng dễ đoán ra món ăn chủ yếu rồi đúng không? Nhưng quán cũng phục vụ cả các món đặc sản núi rừng như lẩu cá tằm, lẩu thập cẩm cực ngon nữa.
Nhà hàng Hoa Đào luôn đông khách, nhất là vào buổi tối (ảnh: FB Nhà hàng cơm hoa đào Sa Pa)Lẩu cá tằm ở Nhà hàng Hoa Đào (ảnh: FB Phương Anh Đoàn)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 7.4/10 trong 19 người đánh giá.
Giá cả: Nếu đi theo team 6 người thì cả phần lẩu cá tằm, rượu và nước uống khoảng 900.000 đồng/phần, tính theo bình quân đầu người dao động trong khoảng 100.000 – 200.000 đồng.
2. Nhà hàng Liên Tôn
Với không gian sạch đẹp và món ăn cũng khá hấp dẫn, đây là một nhà hàng nổi tiếng với khách khi đến Sa Pa.
Nhà hàng Liên Tôn (ảnh: internet)Một mâm cỗ ngon ở Nhà hàng Liên Tôn (ảnh: FB Khoảng Lặng)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 6/10 trong 72 người đánh giá.
Giá cả: Giá cũng hơi cao bởi đồ ăn ngon, khoảng 500.000 đồng/lẩu 2 người ăn.
Giờ mở cửa: 9h00 – 22h30
4. Nhà hàng Anh Dũng
BlogAnChoi mách bạn thêm một nhà hàng chất lượng và giá cả được đánh giá khá tốt ở đây, là nhà hàng Anh Dũng cũng với các đặc sản Sa Pa như lẩu cá hồi, cá tằm, lợn cắp nách,…
Nhà hàng Anh Dũng (ảnh: internet)Món ngon ở đây (ảnh: internet)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 8/10 trong 50 người đánh giá.
Giá cả: khoảng 200.000 – 650.000 đồng/phần ăn tùy món thịt bò, lợn quay hay lẩu cá, thức uống khoảng 20.000 – 100.000 đồng/tùy loại nước uống hay rượu.
Giờ mở cửa: 9h00 – 22h30
Các quán ăn bình dân giá rẻ ở Sa Pa
Mặc dù cũng là nhà hàng như các địa chỉ dưới đây được đông đảo dân du lịch, phượt lựa chọn vì giá so với các nhà hàng trên thì hợp lý, vừa túi tiền hơn.
1. Nhà hàng A Phủ
Đây là nhà hàng nổi tiếng được khách du lịch nhắc nhiều ở Sa Pa, nổi tiếng với món thắng cố – cũng là đặc sản nơi đây. Ngoài ra, nếu không ăn được món ăn lạ đó thì theo dân phượt, món thịt ngựa xào hay đồ nướng ở đây cũng rất hấp dẫn.
Nhà hàng A Phủ (ảnh: FB John Nguyen)Một mâm cỗ hấp dẫn ở A Phủ (ảnh: FB Trần Anh Thái)Thắng cố đây các bạn ơi! (ảnh: FB John Nguyen)
Đánh giá của khách hàng trên Facebook: 9.4/10 trong 21 người đánh giá.
Giá cả: Thắng cố nhỏ khoảng 400.000 đồng/phần, thắng cố lớn khoảng 600.000 đồng/phần, nhưng phần nhỏ cũng đủ 2 người ăn rất no, giá bình quân đầu người khoảng 200.000 đồng.
2. Nhà hàng cô Lịch
Địa chỉ này cũng được nhiều bạn ghé qua với món nướng, xiên que, cơm, lẩu hấp dẫn, giá cũng rất vừa túi tiền.
Nhà hàng Cô Lịch (ảnh: diadiemanuong)Xiên que nướng ở Nhà hàng Cô Lịch (ảnh: FB John Nguyen)
Đánh giá của khách hàng trên Google: 6/10 trong 53 người đánh giá.
Nhà hàng 68 – Lẩu ếch, ở số 68, Ngũ Chỉ Sơn, bạn nào không ăn cá được thì đây là hàng ếch duy nhất khá ngon, giá 250.000 đồng/2 người ăn no nê.
Bạn có FB Khoai Tây chia sẻ địa chỉ Lẩu ếch 68 cho bạn nào không ăn được cá – một chia sẻ dễ thương và thú vị (ảnh: FB Khoai Tây)
Quán Thêm Dê ở đường Điện Biên Phủ, phục vụ các món ăn từ thịt dê.
Nhà hàng Hải Lâm ở số 75, đường Lương Định Của chuyên phục vụ hải sản.
Nhà hàng Bếp H’Mông, ở số 44, Thạch Sơn, lẩu 500.000 đồng ăn được 5 người khá no.
Quán phở Bắc Hà ở số 53, Lê Văn Tám, gần hồ Xuân Viên: chuyên phở gà cựa, khá hấp dẫn.
Phở Khuyên ở đường Tuệ Tĩnh, gần đồn công an thị trấn cũng phục vụ phở.
Ăn đồ nướng, bạn có thể đến số 24, phố Cầu Mây hoặc ở chợ đêm Sa Pa.
Chè Huế Trúc Việt ở đường Thác Bạc, đối diện Nhà thờ đá.
Phố Cầu Mây, phố Mường Hoa có nhiều bar, pub, bạn có thể đến đây thưởng thức cocktail, nhâm nhi chút bia cho buổi tối “sành điệu”.
Vài kinh nghiệm ăn uống khi du lịch Sa Pa mà BlogAnChoi mách bạn
Món thắng cố là đặc sản nhưng hương vị hơi khó ăn, nếu không quen thì bạn sẽ thấy dở chứ không phải món dở. Với người bản địa, thắng cố rất hấp dẫn. Bạn có thể tìm hiểu thêm món thắng cố qua bài: Thắng cố – Sapa sản vật
Đồ ăn ở khu phố Cầu Mây khá ngon, hãy thử đến đây để khám phá ẩm thực phong phú.
Hãy nhớ hỏi giá trước khi ăn để an toàn cho túi tiền.
Ăn uống theo team là tiện hơn hẳn, như bạn thấy, giá các phần lẩu khá cao, bạn phải đi tầm 2 người trở lên thì mới chia sẻ kinh tế cho nhau ổn hơn.
Đừng bỏ qua những món ăn làm nên đặc sản Sa Pa như cá tằm, cá hồi, lợn cắp nách, gà trong bản,… khi du lịch Sa Pa nhé!
Đặc sản, quà tặng nên mua về khi du lịch Sa Pa
Đồ thổ cẩm
Đến với vùng núi mà không mua một món đồ thổ cẩm nào thì thật tiếc!
Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận, xem xét kỹ để mua đúng hàng “đặc sản”. Đồ thổ cẩm của người dân tộc đúng chuẩn sẽ có đường khâu hơi thô, cứng, màu hơi tối, hài hòa. Nếu đồ thổ cẩm màu sắc cực sặc sỡ và mượt thì là hàng Trung Quốc đấy nhé!
Đồ thổ cẩm của người dân tộc đúng chuẩn sẽ có đường khâu hơi thô, cứng, màu hơi tối, hài hòa. (ảnh: internet)
Giá cả: 30.000 – 200.000 đồng/tùy món đồ.
Nơi mua: Khu Nhà thờ đá Sa Pa hoặc vào các bản của người dân tộc.
Mận, đào Sa Pa
Đây là đặc sản vào mùa hè, với những quả mận, đào căng bóng. Mận có màu xanh, lúc chín ngả màu vàng, vị ngọt thanh. Đào Sa Pa vị chua, giòn, thơm hấp dẫn và không ngon bằng đào Trung Quốc.
Đào Sa Pa (ảnh: internet)Mận lúc còn xanh (ảnh: internet)
Giá cả: khoảng 40.000 đồng/kg mận, khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg đào.
Nơi mua: khu Nhà thờ đá Sa Pa của những người dân tộc, tránh mua của những người bán dọc đường hay không rõ nguồn gốc, rất dễ dính hàng của Trung Quốc.
Thịt trâu gác bếp
Đây là món thịt trâu hun khói bằng cách gác trên bếp của của người dân tộc, là món quà quý già từ Sa Pa cho khách du lịch.
Thịt trâu gác bếp (ảnh: internet)
Giá cả: khoảng 800.000 – 1.000.000 đồng/kg tùy loại.
Nơi mua: bạn nên vào các bản khi tham quan để hỏi mua như bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van,…
Nấm hương
Đây là đặc sản quý giá mà thiên nhiên ban tặng Sa Pa. Nấm mọc trong rừng sâu Hoàng Liên Sơn trên cây dẻ được cho là ngon nhất.
Nấm hương tươi thường được xiên vào từng xâu (ảnh: internet)
Đúng nấm rừng thì chúng sẽ có vị ngọt, mùi hương nhẹ nhàng, có thể dùng chế biến nhiều món ngon bổ dưỡng như canh hầm nấm với gà, súp nấm, bò xào nấm,…
Nấm tươi thường được người bản địa xâu vào những chiếc lạt tre đem đi bán, giá nấm hương khoảng 50.000 đồng/xâu nhỏ, nấm khô khoảng 500.000 – 700.000 đồng/kg tùy loại.
Nơi mua: ở chợ và các cửa hàng bán thuốc Nam có bán nấm tươi và nấm khô, tuy nhiên, vì phải săn tìm trong rừng sâu vào đúng mùa, nên nấm hương có giá cao và khó mua. Khó ở đây là bạn phải có quen biết với người am hiểu về nấm rừng, nếu không sẽ mua nhầm nấm trồng.
Tham khảo cách phân biệt nấm rừng và nấm trồng: Nấm khô Sa Pa màu sáng, cảnh mỏng, mùi thơm đặc biệt. Nấm trồng màu sẫm, cánh dày và không thơm như nấm rừng.
Bên cạnh đó, bạn có thể mua hạt dẻ rừng, mứt đào, mận, rau cải mèo, su su tươi ngon ở chợ Sa Pa, khu Nhà thờ đá,… để làm phong phú giỏ quà khi về nhà nhé.
Lưu ý khi du lịch Sa Pa
Đặt phòng trước ở Sa Pa: đây là điều cực kỳ cần thiết vì các homestay, khách sạn nổi tiếng thường xuyên bị full phòng, nhất là sắp tới – ngay dịp cuối năm, lễ, tết, có nơi còn bị full đến tận 3 – 4 tháng. Hãy ghi nhớ điều này nhé các bạn, vừa chọn được chỗ nghỉ tốt vừa có thể có giá mềm nữa.
Sa Pa thời tiết hay mưa, bạn nên xem dự báo thời tiết trước khi đi để có chuyến đi thú vị.
Nếu bạn nào đi bằng xe máy thì nên cẩn thận vì đường lên Sa Pa có các cung đường đèo khá nguy hiểm, có sương mù;
Đoạn đường từ Lào Cai lên Sapa có độ chênh cao khá lớn, bạn nên dùng bông bịt tai để đỡ bị ù khi di chuyển nhé. Có thể mua bông bịt tai tại đây
Nếu bạn đi phượt hay du lịch bụi, tự túc thì nhớ mang theo tấm bản đồ để di chuyển dễ dàng mà không sợ bị lạc trong Sa Pa nhé vì ở vùng núi đôi khi rất khó bắt sóng 3G, 4G đấy!
Nếu chọn cách thử thách bản thân bằng việc leo núi Fansipan, Hàm Rồng thì bạn nên có hướng dẫn viên, người bản địa chỉ dẫn và đi cùng bạn bè, đi theo team để tránh các rủi ro ngoài ý muốn;
Nên trải nghiệm đi bộ trên con đường trong các thị trấn hay đi vào bản, đây sẽ là những trải nghiệm khó bỏ qua khi đến miền núi này – vốn bình dị, yên ả chứ không xô bồ với nhiều dãy phố, tòa nhà lộng lẫy;
Để tránh đuối sức thì việc đi bộ ấy có thể kết hợp với thuê xe máy, ô tô hay taxi để di chuyển từ chỗ lưu trú đến địa điểm tham quan, bạn chỉ việc dạo trong những khu vực cần tham quan thôi;
Đi Sa Pa theo team sẽ vừa vui vừa tiết kiệm, vì ở homestay tập thể hay đi ăn lẩu, đồ nướng thì ăn cả nhóm sẽ chia đều chi phí, mỗi người cảm thấy “nhẹ túi” hơn.
Khi ăn uống hay mua hàng, nhớ hỏi kỹ giá cả trước để phòng hờ chặt chém, bạn nhé.
Khi tham quan, nhớ đừng xả rác bừa bãi để giữ cho Sa Pa đúng là khu nghỉ dưỡng xanh của Việt Nam nha.
Cùng BlogAnChoi nhìn lại một cách tổng quan về vùng đất Sa Pa thơ mộng qua video dưới đây nhé!
Đánh giá du lịch Sa Pa
Phong cảnh, không khí, thời tiết: 4.8/5
Con người, văn hóa: 4.7/5
Ẩm thực: 4/5
Chi phí, giá cả: 4/5
Khách sạn, nhà nghỉ: 4.5/5
Địa điểm tham quan, vui chơi: 5/5
Phương tiện đi lại, di chuyển: 4.6/5
Mua sắm, quà lưu niệm: 4/5
Mời bạn đọc xem thêm bài viết liên quan đến kinh nghiệm du lịch Sa Pa dưới đây:
Hy vọng bài viết về cẩm nang & kinh nghiệm du lịch Sa Pa chi tiết trên đây dù không hoàn hảo nhưng đã giúp các bạn có vài tips du lịch bỏ túi hữu ích. Chúc các bạn có những chuyến đi đáng nhớ, tuyệt vời nhé!
Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi.com để biết thêm nhiều kinh nghiệm du lịch hấp dẫn khác nha!